Thở máy không xâm nhập hay thở máy qua mặt nạ là phương pháp thở bằng máy mà không cần tiến hành đặt nội khí quản hay mở khí quản. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ thở tự nhiên nhưng bị đặt một áp lực dương trong suốt chu kỳ hô hấp.
1. Các loại máy thở không xâm nhập.
Máy thở không xâm nhập có 2 loại:
- Máy thở CPAP ( Continuous positive airway pressure) là máy thở 1 mức áp lực dương liên tục.
- Máy thở Bi-PAP( Bilevel positive airway pressure) là máy thở 2 mức áp dương liên tục, 2 mức áp lực này thay đổi khi bệnh nhân hít vào và thở ra
Áp lực dương sẽ giúp nở phổi, cải thiện trao đổi khí, đảm bảo người sử dụng có thể thở đúng cách, nhận đủ lượng oxy cần thiết, cải thiện mức độ oxy trong máu, giảm lượng carbon dioxide. Từ đó giải quyết tình trạng khó thở.
Các loại máy thở không xâm nhập BiPAP và máy thở CPAP đều có kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng ngay tại nhà, hiệu quả tốt và chi phí thấp.
2. Phân biệt mục đích sử dụng của máy thở CPAP và Bi-PAP.
Mục đích sử dụng của máy thở CPAP và Bi-PAP là khác nhau, hãy cùng Giải pháp y tế gia đình tìm hiểu nhé.
Máy thở CPAP là máy thở áp lực dương liên tục (Continuous Positive Airway Pressure), có nghĩa là máy sẽ cung cấp 1 áp lực dương hằng định và liên tục trong suốt quá trình thở máy. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng. Máy sẽ cung cấp một áp lực dương liên tục, tạo một áp lực khí giúp đường thở không bị xẹp và hỗ trợ lực thở (trợ lực) cho bệnh nhân. Máy giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn.
Máy CPAP thường được bác sĩ chỉ định cho:
- Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.
Thở máy không xâm nhập nhập Bi-PAP (Bilevel positive airway pressure) – là máy thở 2 mức áp lực dương. Có nghĩa là máy sẽ cung cấp 2 mức áp lực dương liên tục, một mức cao và một mức thấp. Khi bệnh nhân hít vào thì máy sẽ tự động nâng lên mức áp lực cao để hỗ trợ bệnh nhân hít vào và khi bệnh nhân thở ra thì máy sẽ tự động hạ xuống mức áp lực thấp giúp đường thở và phổi bệnh nhân không bị xẹp. Đây là phương pháp hỗ trợ ưu tiên cho những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng mình lợi ích to lớn của máy thở trong điều trị tăng khí CO2 máu trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những nghiên cứu này đều chỉ ra rằng: thở máy giúp cải thiện triệu chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm nguy cơ phải đặt ống nội khí quản, và giảm tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân đợt cấp của COPD có tăng khí CO2 máu.
Máy Bi-PAP thường được bác sĩ chỉ định cho các bệnh sau: Phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD), hội chứng giảm thông khí do béo phì(OHS), bệnh nhược cơ hô hấp, hoặc ngưng thở khi ngủ kết hợp với COPD.
3. Những trường hợp không được áp dụng phương pháp thở máy không xâm nhập.
Không phải bất cứ trường hợp nào cũng được áp dụng phương pháp thở máy không xâm nhập, đặc biệt là những trường hợp bị khó thở nghiêm trọng, thậm chí suy giảm ý thức và bệnh nhân có triệu chứng khó nuốt.
Phương pháp thở máy không xâm nhập không được áp dụng với những trường hợp cụ thể dưới đây:
- Bệnh nhân có triệu chứng ngừng tim, ngừng thở.
- Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, hoặc gặp phải một số vấn đề bất thường nội khoa khác.
- Người bệnh khó nuốt, tổn thương cơ chế ho, không thể khạc đờm ra ngoài được.
- Có hiện tượng tăng tiết dịch nhiều.
- Các trường hợp không chịu hợp tác với máy thở.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp thở máy không xâm nhập hay không?
Lưu ý: Dù được thở máy không xâm nhập tại nhà hay tại bệnh viện, bệnh nhân cần tiến hành theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong khi thở máy, bệnh nhân không ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào để tránh nguy cơ hít phải thức ăn hay chất lỏng vào phổi.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ thở máy không xâm nhập là gì và một số trường hợp cần sử dụng phương pháp này. Nếu muốn biết chi tiết hơn hoặc muốn tư vấn về máy thở bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 090909 7133 hoặc di động : 0355 720 365.